Chat Zalo
Chat Facebook
Đông trùng hạ thảo

Hỗ trợ trực tuyến

 

Sản phẩm nổi bật

Đông trùng hạ thảo

18/05/2015 21:10

Đông trùng hạ thảo là gì ?

  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DTHT

Nếu coi “đông trùng hạ thảo” chỉ là hai giai đoạn của một cuộc đời của sinh vật này thì đúng như tên gọi, nó vừa là cây vừa là con. Nhưng thực ra, hai giai đoạn ấy là riêng biệt nhưng nối tiếp nhau.

Cầm một (cây hay con cũng được) “đông trùng hạ thảo” dù đã phơi khô lên xem, bạn vẫn thấy hai phần rõ rệt: phần dưới là một con sâu và từ đầu con sâu ấy mọc lên một mầm lá. 

Chẳng là, có một loài bướm (người ta gọi là bướm dơi) trong chi Thitarodes (chi này có tới 40 loài) mùa hè nhởn nhơ bay lượn, cặp đôi và đẻ trứng. Vào mùa đông trứng nở ra sâu non, sống trong đất. 

Không rõ vì sâu ăn phải hoặc bị bào tử của nấm trùng thảo (tên khoa học là Cordyceps sinensis thuộc nhóm Ascomycetes) ký sinh trên các lỗ thở, mà chúng bị loài nấm này xâm nhập vào cơ thể. 

Các sợi nấm bắt đầu phát triển mạnh nhờ hút các chất dinh dưỡng từ cơ thể con sâu non và lớn dần lên. Dần dần, do chất dinh dưỡng bị nấm “ăn hết”, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài nên sâu không thể lột xác để thành bươm được nữa. 

Mùa xuân đến, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Đoạn đầu 
của nấm phình to ra, hình dạng giống như một cái que, trên bề mặt có rất nhiều bào tử hình cầu nhỏ xíu, phát tán trong không khí…lại đi tìm sâu bướm dơi để ký sinh bắt đầu cuộc đời mới. 

Người xưa cho rằng loaì sâu mùa đông ấy đã biến thành ngọn cỏ mùa hạ này nên gọi là “đông trùng hạ thảo”. Đây là một loại dược phẩm rất quý của Đông y, nên người ta đua nhau đi thu nhặt, phơi khô để bán.     

Vì các loài nấm này chỉ phân bố ở châu Á và châu Úc, đặc biệt  là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... nên chỉ những vùng này người ta mới tìm thấy đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, có thể thấy rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. 

Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu với khoảng 20-30 vằn khía, đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. 
Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dài và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Cái sinh vật “vừa cây vừa con” này được Đông y coi là một loại thuốc quý, vì có nhiều hoạt chất dùng để chữa các loại bệnh nan y tập trung ở phần “hạ thảo”.

Đông Trùng Hạ Thảo là gì ?

      Nhiều câu chuyện của những người du mục vùng Tây Tạng thuộc dãy Hymalayas kể lại rằng, họ nhận thấy đàn gia súc bò, cừu của họ trở nên mạnh mẽ và tăng thêm nhu cầu động dục khi ăn một loại cỏ đặc biệt trên các dãy núi thuộc Hymalayas, họ tiến hành cắt cỏ trên đỉnh núi về cho gia súc ăn thì phát hiện một loại cỏ đặc biệt  mọc trên xác sâu bướm và thế là phát hiện ra Đông Trùng Hạ Thảo.   

      Những năm 1400 ở Tây Tạng đã có nhiều hiểu biết hơn về chức năng cải thiện sức khỏe và chữa bệnh của loại nấm này. Tin được nhanh chóng lan truyền sang các nước phương Tây để đến khoảng những năm 1700 một linh mục công giáo ở phương Tây sang thăm hoàng đế Trung Quốc, ông được đón tiếp như một vị khách vinh hạnh và được mời thưởng thức ĐTHT. Kể từ đó ĐTHT được truyền bá sang các nước phương Tây và xuất hiện nhiều tài liệu viết về nó cũng như công dụng tuyệt vời mang lại cho người sử dụng

      Đông Trùng Hạ Thảo (ĐTHT) là một loại nấm sống ký sinh trên côn trùng.  Mùa đông bào tử nấm thuộc chi Cordyceps lây nhiễm côn trùng rồi sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính cơ thể côn trùng, nó giết chết vật chủ và đợi tới mùa hạ mọc ra thể quả trên xác vật chủ .

              

      Có khoản 680 loài ĐTHT, nhưng được biết đến nhiều nhất là C. Sinensis, C. Militaris, C. Takaomontana. Hiện nay loài C. Militaris được nuôi trồng và nghiên cứu nhiều nhất bởi tính năng vượt trội về dược chất so với các chủng ĐTHT còn lại.

      Nấm ĐTHT thường sống ở các vùng núi cao nơi có khí hậu khắc nghiệt:

-  Không khí loãng

-  Tiếp nhận nhiều tia tử ngoại của mặt trời

-  Biên độ nhiệt ngày và đêm, mùa theo mùa đáng kể

-  Độ ẩm không khí cao

Đông Trùng Hạ Thảo C. Sinensis (loài ĐTHT Tây Tạng, được biết đến nhiều nhất tuy nhiên thành phần dược chất không cao)

Đông Trùng Hạ Thảo C. Militaris (loài ĐTHT có dược chất cao nhất nên được nuôi trồng nhiều nhất hiện nay)

Đông Trùng Hạ Thảo C. Takaomontana (ĐTHT tằm dâu có hàm lượng dược chất rất thấp)

Thong ke